PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Video hướng dẫn Đăng nhập

Cùng dự tại điểm cầu Bộ GDĐT có đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ. Chủ trì tại 63 điểm cầu địa phương có lãnh đạo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở GDĐT và các đơn vị có liên quan thuộc Sở; lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan.

Nhiều giải pháp chủ động khắc phục khó khăn từ địa phương

Trao đổi của các địa phương tại Hội nghị cho thấy quyết tâm, nỗ lực trong triển khai thực hiện chương trình mới. Theo đó, tập trung bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa, xây dựng tài liệu giáo dục địa phương...

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ GDĐT

Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu cho biết, thời gian đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của Bộ GDĐT, địa phương đã nhanh chóng đưa ra giải pháp để khắc phục.

Về chuẩn bị đội ngũ, cơ bản Bạc Liêu bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu đối với giáo viên giảng dạy lớp 1, 2 và 6. Thầy cô được tập huấn theo yêu cầu của Bộ GDĐT và cơ bản đã theo kịp yêu cầu thực hiện Chương trình.

Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các bước chọn sách theo đúng chỉ đạo của Bộ GDĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đánh giá của giáo viên, các bộ sách được lựa chọn đang được triển khai thuận lợi tại nhà trường, khả năng tiếp cận, nhận thức, kết quả cuối kì của học sinh đều có tiến bộ hơn so với thực hiện Chương trình 2006 ở các khối lớp tương ứng.

Tại Hà Tĩnh, thông tin từ ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GDĐT, dù trong điều kiện dịch bệnh nhưng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh được triển khai tương đối thuận lợi. Tỉnh đã cấp gần 200 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị dạy học; bảo đảm đủ giáo viên Ngoại ngữ, Tin học triển khai chương trình mới với lớp 3 năm học tới.

Hà Tĩnh đồng thời rà soát lại đội ngũ giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học; làm việc với cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn để phối hợp tổ chức dạy học môn Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 10. Hoạt động chọn sách, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh bảo đảm đúng tiến độ…

Với Quảng Trị, nhiều giải pháp đồng bộ đã được thực hiện nhằm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo Giám đốc Sở GDĐT Lê Thị Hương, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt hướng dẫn của Bộ GDĐT, sau đó cụ thể hóa bằng hệ thống các văn bản chỉ đạo; do đó, cơ sở giáo dục thuận lợi trong triển khai.

Khi tổ chức thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ nên từ tập huấn giáo viên, chọn sách giáo khoa, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tổ chức dạy học, đầu tư cơ sở vật chất… đều khá hiệu quả.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, chia sẻ của các địa phương cũng cho thấy, hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn khi thiếu nguồn tuyển giáo viên Tin học, Tiếng Anh (Tiểu học); môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) ở cấp Trung học phổ thông. Nhiều nơi, đặc biệt là các địa phương vùng khó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, thiết bị thí nghiệm... còn thiếu, một số trường chưa có phòng học bộ môn; nhiều trường thiết bị dạy học không đầy đủ, không đồng bộ.

Về lựa chọn sách giáo khoa, một số địa phương cho biết chưa thực hiện bố trí kinh phí, chế độ cho việc lựa chọn sách giáo khoa; không có giáo viên môn Âm nhạc, Mĩ thuật tham gia chọn sách giáo khoa… Có địa phương gặp khăn trong biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương…

Trước những khó khăn này, các địa phương cho biết đã tích cực tham mưu với Ủy ban dân dân tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đồng thời, tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để xây dựng, tuyển dụng đội ngũ theo hướng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu bộ môn hợp lí.

Trong đó, ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông đáp ứng kịp thời nguồn tuyển dụng theo lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tích cực, chủ động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo. Việc tổ chức giáo viên dạy liên trường cũng đang được một số nơi thực hiện hiệu quả.

Đảm bảo quyền được học của học sinh

Tại Hội nghị, đề xuất, kiến nghị của địa phương tập trung vào các vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất phục vụ, trang thiết bị dạy học thực hiện chương trình mới; lựa chọn sách giáo khoa; biên soạn, in ấn tài liệu Giáo dục địa phương… đã được đại diện lãnh đạo các cục, vụ liên quan của Bộ GDĐT trao đổi, giải đáp.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị

Nhấn mạnh 3 chữ “P” của giáo dục là: Phát triển xã hội - Phục vụ xã hội - Phúc lợi xã hội và quan điểm “trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải có đủ giáo viên để đảm bảo quyền được học của học sinh”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý các địa phương cần quan tâm để bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là giáo viên dạy Ngoại ngữ, Tin học ở lớp 3, Âm nhạc, Mĩ thuật ở lớp 10 từ năm học 2022-2023. Vận dụng các giải pháp có thể để đáp ứng yêu cầu này, từ tuyển dụng, hợp đồng, thỉnh giảng, biệt phái…

Cũng liên quan đến đội ngũ giáo viên, Thứ trưởng cho rằng, địa phương cần có cơ chế điều tiết giáo viên dạy liên trường; xây dựng chế độ chính sách cho giáo viên dạy liên trường; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thầy cô, bảo đảm có đủ đội ngũ để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Về phía GDĐT sẽ chỉ đạo các trường sư phạm tổ chức các mã ngành, đào tạo giáo viên dạy các môn học đáp ứng nhu cầu thực tế.

Về lựa chọn sách giáo khoa, Thứ trưởng yêu cầu thực hiện minh bạch, khách quan, công bằng; bảo đảm công bằng trong tiếp cận các bộ sách; tôn trọng ý kiến chuyên môn từ cơ sở để chọn được bộ sách phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát huy tinh thần trách nhiệm để lựa chọn sách giáo khoa theo đúng tinh thần Thông tư 25 của Bộ GDĐT.

Việc hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương và tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương; xây dựng phương án tổ chức dạy học tại cơ sở giáo dục, nhất là các tổ hợp môn học lựa chọn ở lớp 10 và công bố công khai; bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ triển khai chương trình mới, trong đó có phòng máy tính để dạy học môn Tin học… cũng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý địa phương.

Cần tính toán tổng thể cho nhiều năm

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tới bối cảnh, tầm quan trọng, ý nghĩa của quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 - một trong những khâu quan trọng nhất của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận Hội nghị

Theo đó, đây là lần tiến hành đổi mới rất sâu sắc, rất toàn diện, chuyển đổi về cả cách tiếp cận, định hướng và triết lý. Đổi mới diễn ra với tốc độ rất nhanh, phạm vi tiến hành rộng. Kỳ vọng của Đảng, nhân dân rất cao. Nhưng lại được tiến hành trong bối cảnh nguồn lực tài chính, con người khó khăn, thiếu thốn, trong bối cảnh ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, dẫn tới nguồn nhân lực biến động, thay đổi nhiều…

Làm rõ những điều này, Bộ trưởng đồng thời cho rằng, quá trình triển khai vừa qua đã cho thấy quyết tâm rất lớn của toàn ngành. “Các địa phương đã rất vào cuộc, rất thấu hiểu, ngành Giáo dục cũng đã rất quyết tâm. Đây là điều đáng ghi nhận”, Bộ trưởng nói.

Để việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình mang tính dài hơi, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo Sở GDĐT có những tham mưu tổng thể, không chỉ cho năm học 2022-2023 mà tính toán đầy đủ các phần việc cho các năm tiếp theo. Bởi với tốc độ triển khai cuốn chiếu rất nhanh, nếu chỉ lo cho một năm, khó khăn sẽ càng tăng nhanh hơn vào các năm tiếp theo. Ngay từ bây giờ các địa phương phải nhìn thấy toàn bộ vấn đề cơ sở vất chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện khác cho tới năm học 2024-2025 - năm triển khai ở các lớp cuối cùng để có tham mưu cụ thể, tránh thấy việc tới đâu mới tham mưu tới đó.

Liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa, Bộ trưởng lưu ý, tinh thần chung là cố gắng đảm bảo sự lựa chọn chuyên môn từ các cơ sở giáo dục, phát huy được tiếng nói của người trực tiếp dạy học, đồng thời phát huy được ý nghĩa của việc có nhiều nhiều bộ sách giáo khoa thông qua việc giáo viên có thể chọn một bộ để sử dụng nhưng có thể tham khảo nhiều sách. Bộ trưởng cũng mong muốn, các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên trong quá trình lựa chọn sách và dạy học sách giáo khoa mới nếu phát hiện vấn đề cần sớm có ý kiến chính thống một cách chủ động về Bộ GDĐT.

Trước thực tế thiếu giáo viên được nhiều địa phương nêu ra tại Hội nghị, Bộ trưởng cho biết, với trách nhiệm của mình, Bộ GDĐT đang tích cực làm việc với các cấp có thẩm quyền để có chỉ tiêu giáo viên, rà soát các chính sách, cơ chế để tháo gỡ vướng mắc cho tuyển dụng giáo viên. Bộ cũng sẽ chỉ đạo các trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Về phía các địa phương, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm, vận dụng tối đa và tổng hợp các biện pháp, từ có chỉ tiêu tuyển thêm, dùng ngân sách địa phương cho hợp đồng, đến bố trí dạy liên trường... Trong các giải pháp bước đầu để giải quyết thiếu giáo viên, tiếp tục củng cố dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình, sử dụng bài giảng điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số… là giải pháp được Bộ trưởng lưu ý các địa phương thực hiện. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần một số lượng giáo viên nhất định - về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, Bộ GDĐT sẽ sớm có hướng dẫn chi tiết.

Với vấn đề cơ sở vật chất, Bộ trưởng đề nghị các địa phương dùng các biện pháp tổng lực để xử lý vấn đề này. Riêng về việc mua sắm thiết bị dạy học, Bộ trưởng giao các đơn vị chuyên môn của Bộ tham mưu làm việc với Bộ Tài chính để lên một khung giá thiết bị trong danh mục trang thiết bị mà Bộ quy định. Đây là việc cần làm sớm nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong mua sắm thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông.

Trao đổi về vấn đề có tính thời sự hiện nay là phòng chống dịch và đưa học sinh quay trở lại học trực tiếp, Bộ trưởng đề nghị các địa phương kiên trì mục tiêu đưa học sinh quay trở lại trường sớm nhất có thể. Để làm được việc này, cần theo sát diễn biến dịch để có biện pháp kịp thời. Ở những nơi dịch bùng phát mạnh học sinh chuyển sang học trực tuyến, nhưng dịch giảm tới đâu lại huy động học sinh quay trở lại trường tới đó. Ngành Giáo dục các địa phương cần phối hợp với ngành Y tế để thực hiện trên tinh thần bình tĩnh, thực tiễn, thích ứng an toàn. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy tiến độ nhanh nhất tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Trung tâm Truyền thông Giáo dục


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều ngày 20 tháng 10 năm 2018, thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018- 2019 của Hội đồng Đội TPHD, được sự nhất trí và chỉ đạo của Chi bộ, BGH nhà trường ... Cập nhật lúc : 22 giờ 4 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2018
Xem chi tiết
Hòa chung không khí khẩn trương, sôi nổi của những ngày đầu năm học, ngày 20/9/2018, trường THCS Lê Hồng Phong long trọng tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2018 - 2019. ... Cập nhật lúc : 12 giờ 18 phút - Ngày 21 tháng 9 năm 2018
Xem chi tiết
Những ngày hè đã qua đi, tạm biệt sắc thắm của những chùm phượng vĩ, thu về mang bao đổi khác trong tiết trời và lòng người. Ngày khai giảng năm học mới - ngày toàn dân đưa trẻ đến ... Cập nhật lúc : 11 giờ 21 phút - Ngày 7 tháng 9 năm 2018
Xem chi tiết
Sáng 25 tháng 5 năm 2018, trường THCS Lê Hồng Phong long trọng tổ chức lễ tổng kết năm học 2017 – 2018 nhằm tuyên dương những thành tích nổi bật của nhà trường, của các thầy cô giáo ... Cập nhật lúc : 18 giờ 19 phút - Ngày 29 tháng 5 năm 2018
Xem chi tiết
Xin được nhiệt liệt chào mừng các quí vị đại biểu khách quý ,các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo, cùng các em học sinh thân yêu đã về dự lễ tri ân học sinh khối 9 niên khóa 2014- ... Cập nhật lúc : 19 giờ 28 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2018
Xem chi tiết
Hòa trong không khí kỉ niệm Đoàn ta 87 tuổi và ngày hội Thể thao Việt Nam, vào ngày 26,27/3/2018, tại Sân vận động thành phố đã diễn ra hội thi Điền kinh cấp THCS cấp tỉnh. Trường THCS Lê Hồ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 29 phút - Ngày 30 tháng 3 năm 2018
Xem chi tiết
Xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh tham gia chương trình Ngoại khóa Kĩ năng sống của Tổ KNS trường CĐHD và Trường THCS Lê Hồng Phong ... Cập nhật lúc : 9 giờ 15 phút - Ngày 30 tháng 3 năm 2018
Xem chi tiết
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, mừng Đảng ta 88 mùa xuân, mừng đất nước đổi mới và hướng tới kỉ niệm 108 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3; khi mà hơi thở của ... Cập nhật lúc : 13 giờ 16 phút - Ngày 10 tháng 3 năm 2018
Xem chi tiết
Trong không khí rạo rực của mùa xuân mới, xuân Mậu Tuất đang đến gần, cùng khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỉ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3-2-1930 – 3- ... Cập nhật lúc : 6 giờ 14 phút - Ngày 8 tháng 1 năm 2018
Xem chi tiết
Trong ký ức của mỗi người, hình ảnh người thày luôn đọng lại những ấn tượng thiêng liêng. Nhà thơ Thái Dương Liễu đã từng viết trong bài thơ “ Thầy”: Một đời ch ... Cập nhật lúc : 7 giờ 48 phút - Ngày 27 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
123456